
Việc chọn được một người giúp việc vừa ý, làm việc ổn định cho bạn, không những giúp cho gia đình bạn tiết kiệm được thời gian & kinh phí tìm kiếm dịch vụ mà điều đó còn làm giảm áp lực cho trung tâm khi chính sách đổi trả người giúp việc được áp dụng. Khách hàng hài lòng thì dịch vụ mới gọi là chất lượng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý anh (chị) có thể tham khảo một số cách để phỏng vấn người giúp việc.
-
Cách tìm người giúp việc nhà chất lượng:
* Tuyển người giúp việc theo vùng miền, độ tuổi:
– Thông thường tùy theo yêu cầu công việc của gia chủ sẽ tuyển theo ưu tiên vùng miền để thuận tiện cho việc nấu nướng, ăn uống. Đối với công việc giữ trẻ hoặc chăm người cao tuổi, yếu tố về giọng nói của người giúp việc cũng là cần thiết. Vì em bé hay bắt chước giọng, còn người già hay bị chứng khó nghe…
– Về độ tuổi nhu cầu tuyển cũng đa dạng. Có gia đình ưu tiên giúp việc lớn tuổi tầm trên 50 tuổi, vì cho rằng độ tuổi này người giúp việc đã qua tuổi lao động, nên họ sẽ không có nhiều đòi hỏi hay ưu sách, có nhiều kinh nghiệm bếp núc, hay việc chăm sóc, làm việc ổn định nếu yếu tố sức khỏe đảm bảo. Cũng có nhà tuyển giúp việc trẻ tuổi (dưới 30 tuổi) vì đa phần cho rằng trẻ khỏe, dễ sai vặt hơn, ít kinh nghiệm nhưng dễ đào tạo. Nhưng tiềm ẩn nhiều vấn đề bất cập là tuổi trẻ hay bay nhảy không ổn định.
* Tìm người giúp việc theo tiêu chí sức khỏe.
Thông thường chủ nhà luôn ưu tiên về vấn đề sức khỏe để tuyển người giúp việc. Đối với nhà có nhiều lầu hoặc phục vụ nấu ăn cho đông thành viên cho gia đình hoặc nhân viên của công ty tại nhà người giúp việc được tuyển phải đảm bảo sức khỏe tốt và biết thu xếp công việc nhanh gọn. Đáp ứng một số yêu cầu riêng của gia chủ ví dụ như: Lau nhà bằng tay hoặc lau dọn một số vị trí khó như sân thượng, ban công, cửa kiếng,..
* Tuyển người giúp việc có kinh nghiệm, theo khả năng, chuyên môn:
Vẫn theo nhiều yêu cầu riêng gia đình sẻ tuyển người đúng chuyên môn. Nếu cần dọn nhà, giặt giũ, nấu ăn gia đình thì yếu tố nấu nướng là tiêu chí hàng đầu tuyển chọn cho hợp khẩu vị với chủ nhà. Nấu cần người chuyên chăm sóc trẻ hay chăm sóc người già, người bệnh thì gia đình hay tuyển kỹ về kinh nghiệm, thao tác làm việc, giọng nói ân cần, ngoại hình và một số khả năng như biết múa hát, biết ngoại ngữ… Cũng số gia đình lại chỉ muốn tìm thuê người giúp việc ở quê mới lên và chấp nhận bỏ ít thời gian đào tạo.
* Tuyển theo định hướng và cách nhìn nhận nghiêm túc về nghề của người giúp việc.
Đa số người giúp việc gia đình chỉ làm trong thời gian ngắn hoặc thay đổi công việc liên tục khiến chủ nhà lo ngại. Bên cạnh đó, mục đích người giúp việc di cư là để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, nên muốn trả lương theo tháng, không muốn ký hợp đồng lao động để tránh phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Cách của đa số gia chủ mong muốn có người làm lâu dài được áp dụng. Họ cố gắn hạ mức lương xuống thấp hơn giá sàn nhưng treo thưởng hậu lễ tết hoặc quá trình làm việc lâu dài sẽ được trả công xứng đáng. Nhưng đối với nhiều người giúp việc, nhận thức còn hạn chế, chỉ nhìn nhận cái lợi trước mắt chứ không cần quá trình về dài nên cứ thấy chủ nào trả lương cao là bất chấp xin ứng tuyển.
Nguồn: dichvugiupviecnha.net (cùng hệ thống)
-
Phân tích tâm lý giữa người giúp việc chuyên nghiệp và người không chuyên
Mỗi gia đình sẽ có nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động giúp việc riêng theo yêu cầu công việc. Vì vậy dựa theo các tiêu chí được đặc ra khách hàng sẽ có lựa chọn người làm giúp việc chuyên nghiệp hoặc người ít kinh nghiệm hơn.
Giúp Việc Chuyên | Người Không Chuyên |
Là người xác định giúp việc là nghề. Được đào tạo, hoặc có nhiều kinh nghiệm trong công việc mà người đó phụ trách chuyên khâu vd: nấu ăn, trông trẻ,…Hoặc người làm đa năng tổng hợp các công việc. Tâm họ vững vàng khi phỏng vấn và tự tin nhận việc. | Là người lần đầu đi làm giúp việc, hoặc từng làm giúp việc thời gian ngắn, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều chỉ dựa những cách mà ở quê từng làm trong gia đình. Họ có tâm lý rụt rè, ngại khi phỏng vấn nhận việc, có tư tưởng mông lung khó xác định. |
-
Những “lầm tưởng” của gia đình thường xảy ra trong quá trình phỏng vấn người giúp việc:
Ngoài những câu hỏi để nắm bắt được nhân thân, sức khỏe, kinh nghiệm làm việc, thói quen tập quán của người giúp việc thì những vấn đề sau đây khách hàng cần được lưu tâm khi phỏng vấn người giúp việc
?“Nhà mình có ông, bà, cô, chị,… sẽ phụ giúp người giúp việc”
Khách hàng:
Chị có nắm bắt được công việc của bên gia đình yêu cầu? vd: Nhà 3 lầu cần người dọn dẹp hằng ngày và nấu ăn cho tầm 3-4 người trong gia đình ăn (không thường xuyên) Công việc không nhiều, hằng ngày có bà phụ giúp nên “nhàn như cây đàn”?. Hay nhà có em bé thuê giúp việc để chăm sóc hằng ngày có bà phụ nên việc không nhiều…
Giúp việc sẽ suy nghĩ:
Giúp Việc Chuyên | Người Không Chuyên |
Chà! chà! nhà có người giám sát 24/24. Không chừng còn phải phục vụ riêng cho từng ông, bà, cô ,gì,.. đó luôn ấy chứ | Họ sẽ vui mừng vì nghe có người phụ giúp, và không có ý kiến nhiều |
Cách khắc phục: Đối với giúp việc không chuyên vì chưa có nhiều cơ hội để “cọ xát” họ có sẽ suy nghĩ thoán hơn người từng đi làm nhiều năm cho nhiều gia đình. Thật tế suy nghĩ của họ cũng có phần đúng vì trong quá trình họ từng làm việc ở các gia đình có người mang danh nghĩa phụ giúp cho họ các công việc nhưng chính lại là người hay sai vặt, giám sát, xét nét từng việc nhỏ thậm chí lạm dụng tình dục, làm người giúp việc cảm thấy không thoải mái. Tâm lý giúp việc chỉ tuân thủ người trực tiếp thuê hoặc người trả lương cho họ. Điều này quý khách hàng lưu ý khi phổ biến công việc nhà có ông, bà, cô, gì,… Thì có thể thẳng thắng “nhà có người phụ một khi giúp việc bận làm việc khác”
? “Mức lương trả cho người làm ở tỉnh thấp hơn ở Tp.Hcm”
Điều này đúng nếu bạn liên hệ cho các đơn vị có trụ sở tại các tỉnh chính nơi mà bạn cần thuê người giúp việc. Nhưng nếu bạn ở các tỉnh lại yêu cầu các trung tâm ở Tp Hồ Chí Minh để mượn người làm thì buộc bạn sẽ phải đưa mức lương bằng thậm chí cao hơn mức lương sàn ở thành phố HCM. Vì người làm ở các tỉnh đã xác định lên Sài Gòn làm giúp việc thì chỉ muốn làm ở trong khu vực Sài Gòn. Họ chỉ đồng ý đi làm ở các tỉnh nếu mức lương bằng hoặc cao hơn để đánh đổi.
? “Mặc cả tiền lương, tiền phí vơi trung tâm trước sự chứng kiến của người giúp việc”
Liên quan đến tiền là chắc chắn có sự mặc cả, trả giá. Mức lương sẽ được đề xuất dựa trên giá thị trường, và mức phí dịch vụ được niêm yết trên website. Mức phí dịch vụ chỉ được áp dụng giảm giá cho nhóm khách hàng đặc biệt¹. Một số khách hàng thắc mắt về tiền lương thuê quá cao và mặc cả, dĩ nhiên sẽ không có người nhận việc, nếu may mắn có người nhận làm thì chắn chắn họ chỉ làm tạm và đợi một công việc và mức lương tốt hơn. Không có lý do gì người giúp việc đồng ý làm việc với mức lương thấp hơn lương sàn được đề xuất.
Một số khách hàng lại mặc cả tiền phương tiện công cộng chở người giúp việc sang tận nhà trong khi đã thỏa thuận ổn thỏa ngay từ lúc chốt đơn hàng và công ty luôn phổ biến rõ về chính sách vận chuyển. Như vậy người giúp việc chứng kiến họ sẽ có suy nghĩ, thật khó để họ làm việc nhiệt tình cho gia đình.
Biết rằng số khách hàng mặc cả như một thói quen mua vui, số còn lại thì tâm lý “đỡ đồng nào hay đồng đó”. Nhưng người giúp việc rất nhạy cảm với những lời này. Vì vậy cho dù bạn có mặc cả như thế nào thì cũng đổi lại sự từ chối hoặc nhận làm việc không mấy nhiệt tình.
“Thay vì mặc cả bạn hãy áp dụng khoa học hơn, liên hệ nhiều nơi để so sánh và chọn nơi có mức giá phù hợp với bạn nhất?”
¹ Nhóm khách hàng đặc biệt được ưu tiên giảm giá dịch vụ được cập nhận ở cuối các bài viết dịch vụ.