[Góc khuất] nghề môi giới giúp việc (phần 4)

Những lời rao quảng cáo của những dịch vụ môi giới người giúp việc xuất hiện với nội dung: Người giúp việc được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, văn hóa…bla..bla,.. là “Nổ”

Mẫu quảng cáo quá đà

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải quảng cáo để công chúng tiếp cận với dịch vụ nhanh hơn, làm tiền đề để phát triển. Nhưng quảng cáo quá đà, lừa dối gây sự nhầm lẫn thì thật đáng lên án.

Là dịch vụ môi giới ‘chức năng’ là thu hút lao động – phân loại sau đó ‘cáp kèo’ người giúp việc sao cho phù hợp với những yêu cầu của khách hàng. Lương là gia đình trả trực tiếp cho người làm. Khách hàng thông thái thì họ sẽ hiểu phí dịch vụ hơn ∽1 triệu đ mà trung tâm thu cho mỗi giao dịch thành công thì làm sao đủ để mở khóa đào tạo.

Đơn vị có chức năng mở lớp đào tạo các khóa các nghề liên quan đến giúp việc như: Nấu ăn, chăm sóc sức khỏe người già bệnh, trông trẻ, hay bán hàng,.. là dịch vụ cho thuê lao động. Người lao động là nhân việc của công ty trực tiếp điều hành và trả lương. Các gia chủ buộc phải ký kết hợp đồng có thời hạn với công ty khi thuê người. Lương sẽ được trả cho công ty & họ sẽ cắt phần trăm trên đầu lương để trả cho người lao động. Như vậy họ có đủ kinh phí cho các lớp đào tạo và người giúp việc phải ký hợp đồng dài hạn, phải đóng phí ‘thế chân’ nếu muốn được tuyển dụng… Sau khóa học thì được gắn mác là ‘cao cấp’ để đi nhận việc nhưng thật không thể dễ chịu khi lương bị khấu hao hằng tháng.

  • Hình thức này phát triển mạnh cho phương thức giúp việc theo giờ. Còn như giúp việc truyền thống (giúp việc ở lại nhà) thì không thể áp dụng. Những gia chủ cần người giúp việc ở lại thì phải nhờ dịch vụ môi giới.

Người giúp việc ở các trung tâm môi giới được phân loại, đánh giá năng lực và hướng dẫn các nếp sống cơ bản trước khi giới thiệu đi nhận việc. Người giúp việc có các kỹ năng được tích lũy trong quá trình làm việc lâu năm hay nói cách khác là ‘nghề dạy nghề’. Các trung tâm phải nắm rõ nguồn gốc và những đánh giá đóng góp của khách hàng cũ để có quyết định giữ chân hoặc ‘sa thải’ người giúp việc không nghiêm túc. 

Chúng tôi là Thành Tâm – Là dịch vụ môi giới giúp việc

Chúng tôi đang cố gắng tìm nguồn đầu tư để phát triển dịch vụ giúp việc truyền thống và mở các lớp đào tạo bài bản cho người giúp việc nhưng gặp không ít những khó khăn:

1. Các gia chủ mong muốn người giúp việc chất lượng nhưng giá phải rẻ.

Theo thống kê thì 12% các gia chủ cho rằng mức phí dịch vụ quá cao. 56% các gia chủ không đồng ý với mức lương do trung tâm đề xuất. Họ sẽ dễ dàng để tìm và sử dụng những dịch vụ khác với mức lương đề xuất & phí dịch vụ thấp hơn. Tạo cho điều kiện sống cho những trung tâm “cò mồi” có đất diễn. Họ giới thiệu người giúp việc mà không màng chi phí, giá nào cũng nhận, sau đó tạo lý do rút êm, search… Google cũng không thấy.

Đầu tư 1 khóa học mất không dưới 1 triệu đ/1 lao động. Chưa tính những chi phí phát sinh như điều kiện ăn, ở, giấy khám sức khỏe,.. Đến lúc gặt thành quả, trước khóa báo phí dịch vụ 1,3 triệu đ các ‘thượng đế’ còn than trời thì sau khóa đội giá tiền phí tăng gấp 3 chắc chỉ còn nước giữ lại ‘sài’.

2. Người lao động giúp việc có lối suy nghĩ không cần phải học nghề, ngại đóng phí thế chân.

Lặng lội từ quê lên Sài Gòn chỉ mong muốn có việc ngay. Đã bần cùng lắm mới xin đi ‘ở đợ’, giờ còn phải đóng phí, chờ đợi,.. đó là tâm lý chung của người lao động. Làm sao có thể thuyết phục họ bỏ thời gian, tiền bạc ra đợi đào tạo xong khóa mới đi làm. Trong khi đến những trung tâm khác có thể nhận việc miễn phí ngay, cùng mức lương tương đương. 

Phí thế chân là vấn đề nhạy cảm vì không ít trường hợp người giúp việc là nạn nhân của hình thức đóng phí thế chân của các trung tâm trôi nỗi.

3. Công ty trực tiếp đào tạo nhưng khó quản lý lao động.

Người lao động được đào tạo buộc phải có hợp đồng lao động có thời hạn. Quá trình người làm việc và nhận lương hằng tháng qua công ty sẽ bị cắt phần trăm cho đơn vị chủ quản: Điều này tạo tâm lý tiêu cực của người lao động có cảm giác như bị bóc lột. Thời gian ngắn họ sẵn sàng bỏ việc, bỏ luôn phí thế chân để xin làm việc nơi khác “làm bao nhiêu – ăn bấy nhiêu”. Trên báo đài đăng tải liên tục về việc bóc lột sức lao động của các hãng xe công nghệ, nghề giúp việc cũng tương tự. Quản lý như thế nào để được lòng người, lòng dân đó là niềm trắc trở…

⇒ Sự việc quá khó để thực hiện thế nhưng không phải là không làm được. Chỉ cần những khách hàng có yêu cầu cao về người giúp việc đồng thuận chi trả phí dịch vụ cao hơn thì chuyện đào tạo người làm sẽ sớm được chúng tôi công bố. Những khách khác hãy thông thái và chọn cho mình người làm cùng với mức phí phù hợp. Giá rẻ thì không thể tốt. 

Chúng tôi đã biên soạn nội dung về những góc khuất, chia sẻ những tâm sự thầm kín trong nghề môi giới giúp việc. Mục đích mong quý vị thấu phần nào và có cái nhìn tích cực hơn. Nếu thấy thiết thực hãy cho chúng tôi một đánh giá. Xin chân thành cảm ơn!

Viết đánh giá của bạn tại đây

Đánh giá Bài viết:
[Tổng: 2 Trong: 5]