
- Hồ sơ xin việc
Một bộ phận nhỏ các khách hàng yêu cầu người giúp việc phải có đầy đủ bộ hồ sơ xin việc: Thực trạng hiện này la người giúp việc thông thường sẽ có chứng minh nhân dân (bản gốc), hộ khẩu sao y kèm theo những giấy tờ liên quan khi công ty giới thiệu đến cho quý khách. Vì đa phần người giúp việc là từ độ tuổi về hưu nên rất hạn chế vấn đề làm hồ sơ xin việc. Số ít người giúp việc trẻ tuổi có sẵn bộ hồ sơ từ ý định ban đầu là xin vào làm ở xí nghiệp.
- Giấy khám sức khỏe
Gia đình có những thắc mắc: Tại sao người giúp việc chưa có giấy khám sức khỏe (ksk)?
Lý do chính là vì giấy ksk đầy đủ các mục như những yêu cầu bên gia chủ thì chi phí khám lên đến vài triệu đồng. Trong khi đa số người giúp việc đã có tuổi và kinh tế khó khăn. Còn giấy ksk như trong bộ hồ sơ xin việc thì không đạt yêu cầu bên gia chủ.
Tại sao dịch vụ không đưa mấy cô giúp việc đi ksk định kỳ?
Là công ty giới thiệu người giúp việc và hưởng phí hoa hồng. Người giúp việc mà dịch vụ cung ứng cho gia đình làm việc và chịu sự quản lý từ bên gia đình chứ không phải là nhân viên của công ty nên với phí dịch vụ hơn một triệu thì chỉ đủ tiền ‘giấy mực’ không đủ kinh phí đưa mấy cô đi khám theo yêu cầu.
Đa số khách hàng có những yêu cầu cao về giấy ksk của người giúp việc thì sẽ hiểu và tự đưa mấy cô đi khám. Tại dịch vụ vẫn có người giúp việc có sẵn giấy khám sức khỏe nhưng không nhiều, nếu khách hàng có nhu cầu vẫn có thể đáp ứng nhưng thời gian sẽ lâu hơn.
- Về kiến thức
Kết quả nghiên cứu trong quá trình cung ứng lao động các ngành nghề giúp việc cho thấy hiện nay người lao động giúp việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu kiến thức để hoàn tốt vai trò của mình. Những kiến thức về ba nhóm sau đây được yêu cầu cao tuy nhiên trên thực tế, người lao động giúp việc đáp ứng rất thấp được yêu cầu đó:

(Nguồn: kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)
– Khoảng cách chênh lệch giữa mức yêu cầu và thực tế của kiến thức về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em đúng khoa học nói chung là cao nhất (-1,08 điểm)
– Kiến thức về các bệnh lý cơ bản thường gặp ở người già và cách phòng chống (-1,01 điểm)
– Kiến thức về những kiến thức căn bản về sơ cứu và cấp cứu nói chung (-1,01 điểm)
Ngoài ra, những nhóm kiến thức được yêu cầu khá cao nhưng lao động giúp việc cũng đáp ứng khá tốt khi khoảng cách ở những nhóm này không chênh đáng kể:
– Kiến thức về tâm lý, hành vi khách hàng (-0,63 điểm)
– Kiến thức về tập quán, văn hóa, thói quen và phong cách sống của địa phương (-0.66 điểm)
Những nhóm kiến thức kể trên cho thấy đa số những chủ nhà được khảo sát đều đồng ý rằng lao động giúp việc của họ chưa đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức mà họ đưa ra; đặc biệt là những kiến thức có khoảng cách lớn hơn 1 cần được đào tạo và cải thiện. từ đó cho thấy, các trung tâm đào tạo cũng như lao động giúp việc cần tập trung hơn để cải thiện các kiến thức này.
-
Về kỹ năng
(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)
Có thể thấy rằng tất cả các kỹ năng của người giúp việc tại TPHCM hiện nay đều chưa đáp ứng được yêu cầu mong đợi từ phía người sử dụng lao động một cách tốt nhất.
– Khoảng cách chênh lệch giữa mức yêu cầu và thực tế về kỹ năng thành thạo trong các thao tác khi sử dụng các đồ điện tử và thiết bị hiện đại trong gia đình để có thể làm việc nhanh chóng, hiệu quả và sơ cứu vết thương tại chỗ nhanh chóng, đúng cách, hiệu quả là cao nhất (-0.85 điểm)
– Kỹ năng thương thuyết và mua sắm để có thể mua được các đồ ăn và thực phẩm ngon, bổ, giá cả hợp lý cho gia đình đứng thứ hai (-0,77 điểm)
Hai nhóm kỹ năng trên được chủ sử dụng lao động đánh giá là những kỹ năng quan trọng và chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ sử dụng lao động vì các kỹ năng này có khoảng cách khá lớn từ 0,77 – 0,85 nên đây là những kiến thức còn yếu kém ở mức đáng lo ngại cần được bổ sung nhiều trong thời gian tới.
Với những cách biệt này, các giải pháp để cải thiện các kỹ năng cho lao động giúp việc là rất cần thiết, đặc biệt với những kỹ năng quan trọng có mức mong đợi cao.
Về thái độ

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)
Biểu đồ cho thấy các tiêu chí về thái độ cũng chưa đáp ứng được sự mong đợi của người sử dụng lao động giúp việc, cụ thể là:
– Khoảng cách chênh lệch giữa mức yêu cầu và thực tế của ý thức tiết kiệm cho chủ nhà và ý thức dám chịu trách nhiệm là cao nhất (-0,77 điểm)
Có thể thấy thái độ tiết kiệm cho chủ nhà và thái độ dám chịu trách nhiệm của người lao động còn thiếu hụt trầm trọng so với yêu cầu của người sử dụng lao động. Do đó, 2 nhóm thái độ này cần được đặc biệt quan tâm đào tạo cho người lao động giúp việc.
Ngược lại, về mặt thái độ, có những thái độ mà lao động giúp việc đã đáp ứng khá tốt bởi khoảng cách không quá lớn, nhỏ hơn 0,5 điểm
– Sống hòa đồng với hàng xóm, không gây xích mích, cãi cọ (-0,28 điểm)
– Thái độ lễ phép (-0,41 điểm)
Các nhóm thái độ nêu trên đều có khoảng cách so với yêu cầu nhỏ hơn 0.5 nên đây là những thái độ chưa cần tập trung chính trong việc nâng cao thái độ của lao động giúp việc.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình ở TPHCM
-
Người giúp việc chưa được tiếp cận nhiều với việc đào tạo bài bản về công việc giúp việc gia đình
Đây là nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu năng lực làm việc ở lao động giúp việc gia đình. Theo kết quả khảo sát được, hơn 90% lao động giúp việc hiện nay tại TPHCM chưa trải qua bất kỳ một khóa đào tạo bài bản về công việc của người giúp việc. Nguyên nhân của thực trạng này là do bản thân những người giúp việc này cảm thấy các khóa đào tạo này là không cần thiết. Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng là do hoàn cảnh gia đinh của những người giúp việc này. Đa số họ đều đến từ những vùng nông thôn, hoàn cảnh khó khăn nên họ nghĩ rằng tham gia các khóa học như vậy sẽ rất đắt đỏ và họ không thể chi trả được.
Bên cạnh đó, số lượng các trung tâm việc làm, trung tâm người giúp việc có những khóa đào tạo về các kiến thức, kỹ năng và thái độ của người giúp việc còn khá ít. Nếu có, các trung tâm này chủ yếu có nhiệm vụ giới thiệu việc làm, kết nối trung gian giữa người cần sử dụng lao động giúp việc và lao động giúp việc, còn các hoạt động về đào tạo chưa được phát triển và đẩy mạnh.
-
Chưa có sự giao thoa giữa mong đợi của người sử dụng và nhận thức, đánh giá của người giúp việc về năng lực của mình
Chủ sử dụng lao động cho rằng lao động giúp việc chưa đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ. Họ thường không cảm thấy hài lòng và nhận thấy lao động giúp việc gia đình cần được đào tạo kỹ lưỡng hơn để tránh làm mất thời gian, công sức và tiền bạc dành cho việc đào tạo người lao động tại gia đình. Ngược lại, lao động giúp việc lại tự nghĩ rằng đây là công việc đơn giản, họ có đủ các kỹ năng cơ bản và cần thiết cho công việc và không cần phải tốn tiền cho đào tạo. Nhiều người lao động không muốn đi đào tạo vì sợ phải chi tiền học phí trong khi chưa chắc chắn là sẽ tìm được việc làm. Như vậy, nếu có các trung tâm đào tạo nghề giúp việc, bên cạnh những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo người lao động để làm hài lòng chủ sử dụng lao động thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được học viên cho các trung tâm đào tạo nghề hoạt động.
-
Quan niệm chưa đúng đắn của xã hội về công việc giúp việc nhà
Cả người sử dụng lao động giúp việc và bản thân lao động giúp việc đều có quan niệm chưa đúng đắn về công việc của người giúp việc.
Nhiều người sử dụng lao động có quan niệm người giúp việc là “người ở”, có trình độ học vấn thấp nên có những thái độ, hành vi đối xử chưa đúng đắn và phù hợp với họ. Những điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động giúp việc. Họ cảm thấy bị đối xử bất công nên sẽ không làm việc một cách tốt nhất có thể và cảm thấy không cần thiết phải cải thiện năng lực làm việc của mình.
Về phía lao động giúp việc, bản thân họ nghĩ rằng đây là công việc rất bình thường, ai cũng có thể làm được nên không cần thiết phải có kiến thức, kỹ năng gì chuyên sâu. Từ việc nhận định như vậy, tự họ thấy việc đào tạo bài bản về năng lực làm việc của lao động giúp việc là không cần thiết và cũng không có ý định tham gia.
-
Các yếu tố về quyền lợi của người giúp việc chưa được đảm bảo
Căn cứ vào số liệu điều tra, chỉ có khoảng 36% người sử dụng lao động có ký kết hợp đồng lao động trình bày những quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể của 2 bên với lao động giúp việc. Phần trăm còn lại đều chỉ đơn thuần thuê lao động giúp việc với thỏa thuận bằng miệng. Việc ký kết hợp đồng này sẽ rất quan trọng nếu có sự tranh chấp giữa người sử dụng lao động giúp việc và lao động giúp việc. Nếu không có hợp đồng cụ thể, khi xảy ra tranh chấp sẽ không thể phân định rõ bên nào đúng bên nào sai, và thường thì lao động giúp việc sẽ chịu phần nhiều tổn thất trong những trường hợp này.
Ngoài ra, tiền lương của người giúp việc hiện nay cũng chưa ổn định. Tiền lương này chủ yếu tùy thuộc vào mức độ công việc và điều kiện tài chính của gia đình người sử dụng lao động giúp việc. Do vậy, có những lao động giúp việc nhận được lương khá cao so với mức trung bình (5-7 triệu đồng/tháng) nhưng cũng có những lao động giúp việc nhận được mức lương khá thấp (3-4 triệu đồng/tháng).
Với việc các quyền lợi chưa được đảm bảo, rất khó cho các lao động giúp việc có thể làm việc tốt nhất có thể với khả năng của mình.
-
Chủ nhà khi tuyển chọn người giúp việc không có sự lựa chọn, đánh giá kỹ càng
Các gia đình có nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình thường khá bận với công việc của mình. Thông thường, người sử dụng lao động giúp việc không có thời gian để đánh giá và tuyển chọn kỹ lao động giúp việc cho mình. Như đã biết, người sử dụng lao động giúp việc thường tìm người giúp việc khi đang rất có nhu cầu, và với sự cấp thiết như vậy, họ thường có xu hướng nhận ngay người giúp việc về làm nếu có. Tuy nhiên, không phải người giúp việc nào cũng có đầy đủ các kỹ năng cơ bản thiết yếu để đảm bảo tốt công việc giúp việc của họ. Vì thế, người sử dụng lao động giúp việc thường có xu hướng nhận người lao động giúp việc trước còn vấn đề năng lực thì có thể được đào tạo về sau. Ngoài ra, khảo sát cho thấy đa số các gia đình chủ nhà đều tìm người giúp việc thông qua bạn bè, họ hàng. Chính vì sự cả nể xen lẫn tình cảm nên họ sẽ nhận những người giúp việc này mà không biết được thực chất năng lực của họ ra sao.